Kiến Thức Chuyên Môn

Bị bệnh Gút ăn tổ yến được không, gout ăn yến sào được không ?

Một trong những câu hỏi thường gặp khi điều trị bệnh gút hiện nay là: “Bị bệnh gút ăn tổ yến có được không?”. Bởi bên cạnh chế độ ăn uống kiêng khem hằng ngày, bệnh nhân vẫn mong muốn có thể sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ khác. Và tổ yến – từ lâu đã được biết đến như một loại thực phẩm “quý hơn vàng” trong việc bồi bổ sức khỏe.

Tổ yến có nhiều lợi ích với sức khỏe mà người bị gout không nên bỏ qua

Tổ yến là loại tổ được làm từ nước bọt của chim yến khi vào mùa sinh sản ( cuối tháng 3 đến giữa tháng 5) và được đặt trên những dốc đá cao cheo leo của các đỉnh núi ven biển.

Có 2 loại tổ là loại yến sào trắng và huyết yến. Huyết yến được cho là giàu dinh dưỡng hơn và mức giá cũng đắt đỏ hơn loại yến sào trắng rất nhiều.

Về giá trị dinh dưỡng của tổ yến

Hiện nay, còn rất nhiều tranh cãi xung quanh thành phần dinh dưỡng và tác dụng thật sự của tổ yến.

Các nhà khoa học đã chỉ ra những thành phần dinh dưỡng trong tổ yến gồm:

  • Tyrosine và acid syalic (8,6%): tăng hồng cầu, cải thiện chức năng cơ thể, tăng khả năng hấp thụ của cơ thể, ngừa loãng xương, chống viêm khớp, phục hồi sụn khớp,…
  • Agrinine (11,4%), Histidine (2,095): tăng cường sinh lực, khôi phục sự linh hoạt của cơ bắp, giúp cơ thể phát triển khỏa mẹ.
  • Aspartic acid (4,69%), proline (5,27%): tái tạo tế bào cơ, hỗ trợ tái sinh collagen và elastin cho làn da.
  • Các khoáng chất: sắt, canxi, phôtpho, magie, kali: đảm bảo khả năng hồi phục tự nhiên, nâng cao hệ miễn dịch lẫn tuần hoàn.

Bên cạnh đó, một số ý kiến tranh cãi cho rằng tổ yến chỉ là loại tổ làm bằng nước dãi cô đọng. Và giá trị dinh dưỡng thật sự của nó không nhiều, bởi trong nước bọt chỉ gồm nước, muối và enzyme.

Vì vậy với những người đang có nhu cầu sử dụng tổ yến, hãy nên sử dụng với một lượng mức vừa đủ, tránh lạm dụng để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.

Yến Sào Kim Nhạn Đường phèn

Bị bệnh gút có ăn tổ yến được không?

Trở lại với câu hỏi “Bị bệnh gút có ăn tổ yến được không?”, câu trả lời của Yến Kim Nhạn là : có thể.

Lý giải:

Thứ nhất, qua những thông tin cho thấy tổ yến rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, các kháng chất có trong tổ yến rất thích hợp với những người vừa ốm dậy, đang điều trị bệnh hoặc có nhu cầu bồi bổ sức khỏe. Với những công dụng được đưa ra khi dùng yến, bạn có thể thấy được tổ yến mang lại tác dụng nhất định với vấn đề xương khớp.

Đặc biệt gút là nguyên nhân khiến các mô khớp bị viêm nhiễm, thoái hóa và biến dạng. Còn tổ yến lại có công dụng bảo vệ xương khớp, tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn, tăng khả năng hấp thụ canxi và đào thải acid uric khỏi cơ thể – vốn là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

Hơn nữa, tổ yến còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, phòng tránh sự suy giảm các chức năng của cơ thể – nhất là thận khi chữa trị bệnh gút.

Thứ hai, lý do giúp bệnh nhân có thể ăn yến sào khi bị bệnh gút là vì trong tổ yến không tìm thấy hàm lượng purin hoặc có rất ít gần bằng đậu nành . Purin là hợp chất tiền thân của đạm, sau khi đi vào cơ thể sẽ bị phân rã thành các loại đạm và protein gây ra cơn đau gút cấp. Ngoài ra, purin sẽ làm tình trạng gút thêm trầm trọng khi làm tăng tiết acid uric loãng trong máu, khiến thận bị quá tải khi đào thải acid uric ra ngoài.

Thứ ba, thực đơn dinh dưỡng của người bệnh gút mỗi ngày đều phải kiêng cữ rất nhiều thứ. Về lâu dài sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải vì không đầy đủ chất. Áp dụng ăn kèm tổ yến trong thực đơn có thể là biện pháp phù hợp giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại tinh thần và sức khỏe để tiếp tục “chiến đấu” với gút.

Cách dùng tổ yến an toàn cho bệnh nhân gút

Dù các thành phần có trong tổ yến được tin rằng an toàn cho người bệnh gút. Thế nhưng như đã nói, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về tác dụng thực sự của tổ yến. Để sử dụng tổ yến một cách đảm bảo, Yến Kim Nhạn khuyên bạn nên chú ý các vấn đề sau:

  • Theo dõi phản ứng cơ thể: trong 3 ngày đầu tiên kể từ lần đầu ăn các món chế biến từ yến, bệnh nhân và người nhà cần cẩn trọng quan sát các biểu hiện và triệu chứng bệnh gút có tái phát hay không.
  • Không ăn quá nhiều: không phải cứ ăn càng nhiều thì càng tốt. Ngược lại, chỉ nên dùng không quá 5g yến tinh/ ngày. Bởi nếu ăn quá nhiều hệ tiêu hóa của bệnh nhân có thể sẽ không phân giải và hấp thụ hết những dưỡng chất từ tổ yến, ngược lại còn có thể xảy ra phản ứng ngộ độc tổ yến.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: bạn cần hỏi bác sĩ điều trị về dự định dùng tổ yến bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân gút của mình. Tránh việc tự ý sử dụng mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Chú ý đến nguồn gốc và chất lượng: vì là loại thực – dược phẩm đắt đỏ, việc hàng giả hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường là điều không hề thiếu. Hãy tìm mua tại các cơ sở công ty cung cấp tổ yến chất lượng, đảm bảo.

Gợi ý món ăn làm từ yến sào dễ chế biến cho người bị gút : Yếnn Kim Nhạn chưng đường phèn tại nhà.

Chuẩn bị:

1g Yến Kim Nhạn tinh chế.

2-3 viên đường phèn

1 vài lát gừng tươi

1-2 táo đỏ, hạt sen, bạch quả ( nếu thích)

Thực hiện:

  • Tổ yến Kim Nhạn làm sạch ngâm trong nước ấm để rã thành sợi. Dùng tay bóp nhẹ để ráo nước.
  • Cho yến vào bát đựng ngập nước, thêm đường phèn và các nguyên liệu khác. Chưng cách thủy khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Mong rằng qua bài viết này của Yến sào Kim Nhạn sẽ giúp người bệnh có thể an tâm sử dụng tổ yến cách khoa học, giúp hấp thu dinh dưỡng từ tổ yến một cách trọn vẹn và hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *